I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
MT1. Thích nghi với chế độ ăn cơm nát, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau.
|
- Làm quen với chế độ ăn cơm nát và các loại thức ăn khác nhau.
- Tên gọi một số món ăn thông dụng.
- Quyền được chăm sóc sức khỏe
|
MT2. Có thói quen ngủ 1 giấc buổi trưa
|
- Làm quen chế độ ngủ 1 giấc.
- Lợi ích của giấc ngủ. Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc
|
MT3. Biết “gọi” người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh
|
- Tập một số thói quen vệ sinh tốt:
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
+ “Gọi" cô khi bị ướt, bị bẩn.
- Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh.
- Lợi ích, thời điểm, các kỹ năng vệ sinh cá nhân
|
MT4. Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước).
|
- Tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc.
- Tập ngồi vào bàn ăn.
- Làm quen với rửa tay, lau mặt.
- Bổn phận của trẻ với người khác
|
MT5. Biết tránh vật dụng, nơi nguy hiểm (phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun..) khi được nhắc nhở.
|
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm (phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun..) không được phép sờ vào hoặc đến gần.
- Lồng ghép trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ theo thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GDĐT Quy định.
- Ảnh hưởng của thời tiết với sức khỏe, tác hại của ánh nắng mặt trời và cách phòng tránh
- Quyền được hưởng an toàn xã hội và các biện pháp cần thiết khác.
|
MT6. Biết tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế..) khi được nhắc nhở.
|
- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh: sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế..
- Các địa điểm hoạt động của trẻ có nguy cơ không an toàn: cầu thang, thang máy, lan can, khu vực sân chơi có các trang thiết bị như cầu trượt, xích đu,… khu vực cổng trường, đường giao thông..
- Lồng ghép trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ theo thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GDĐT Quy định.
|
MT7. Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/ bụng và chân.
|
- Hô hấp: tập hít thở.
- Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau.
- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên.
- Chân: dang sang 2 bên, ngồi xuống, đứng lên.
|
MT8. Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi theo đường thẳng (ở trên sàn) hoặc cầm đồ vật nhỏ trên hai tay và đi hết đoạn đường 1,8 - 2m.
|
- Đi theo hướng thẳng
- Đi bước qua vật cản.
- Đi trong đường hẹp
- Đi có mang vật trên tay.
- Tập bước lên xuống bậc thang.
|
MT9. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: biết lăn - bắt bóng với cô.
|
- Ngồi lăn bóng
- Đứng ném, tung bóng.
|
MT10. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong bò, trườn chui qua vòng, qua vật cản.
|
- Bò trườn tới đích
- Bò có vật trên lưng
- Bò trong đường hẹp
- Bò chui (dưới gậy/ gậy kê cao)
- Chui qua vòng
|
MT11. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: Ném bằng một tay lên phía trước được khoảng 1,2m; đá bóng lăn xa lên trước tối thiểu 1,5m.
|
- Ném bằng 1 tay lên phía trước (khoảng 1,2m)
- Đá bóng (lăn xa lên trước tối thiểu 1,5 m)
|
MT12. Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay.
|
- Co, duỗi ngón tay, đan ngón tay.
- Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật.
- Đóng mở nắp có ren.
- Vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay.
- Nhặt các vật nhỏ như: hột hạt, cúc áo, đồ chơi… bằng hai ngón tay.
- Lồng ghép trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ theo thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GDĐT Quy định.
|
MT 13. Biết tháo lắp, lồng được 3 – 4 hộp tròn, xếp chồng được 2 – 3 khối trụ.
|
- Tháo lắp, lồng hộp tròn, vuông.
- Xếp chồng 4-5 khối.
|
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
MT14. Sờ nắn, nhìn, nghe.. để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.
|
- Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu.
- Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh.
- Sờ nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh.
- Ngửi mùi của một số hoa, quả quen thuộc, gần gũi.
- Nếm vị của một số quả, thức ăn.
|
MT15. Bắt chước hành động đơn giản của những người thân.
|
- Vỗ tay, giơ tay lên, bỏ tay xuống, cười, khóc, giậm chân...
|
MT16. Chỉ hoặc nói được tên của mình, những người gần gũi khi được hỏi.
|
- Tên bản thân/ gia đình/ cô giáo và bạn bè.
- Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc.
- Hình ảnh của bản thân trong gương.
- - Đồ chơi, đồ dùng của bản thân.
- Tên của một số người thân gần gũi trong gia đình, nhóm lớp.
|
MT17. Chỉ vào hoặc nói tên một vài bộ phận cơ thể của người khi được hỏi.
|
- Tên một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.
- Lồng ghép trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ theo thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GDĐT Quy định.
|
MT18. Chỉ/ lấy/ nói tên đồ dùng, đồ chơi, hoa quả, con vật quen thuộc theo yêu cầu của người lớn.
|
- Tên, đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- - Tên của phương tiện giao thông gần gũi.
- Tên và một vài đặc điểm nổi bật của con vật, quả quen thuộc.
- Tiếp xúc an toàn với động vật, với các cây, hoa, quả.
- Sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt, học tập.
|
MT19. Chỉ hoặc lấy được đồ chơi có màu đỏ hoặc xanh theo yêu cầu hoặc gợi ý của người lớn.
|
- Màu đỏ, xanh.
|
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
MT20. Thực hiện được các yêu cầu đơn giản: đi đến đây; đi rửa tay…
|
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau
|
MT21. Hiểu được từ “không”: dừng hành động khi nghe “Không được lấy!”; “Không được sờ”,...
|
- Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc
- Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói.
|
MT22. Trả lời được câu hỏi đơn giản: “Ai đây?”, “Con gì đây?”, “Cái gì đây?”.
|
- Nghe các câu hỏi: ở đâu?, con gì?,... thế nào? (gà gáy thế nào?), cái gì? làm gì?
- Nghe các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, chuyện kể đơn giản theo tranh.
|
MT23. Nhắc lại được từ ngữ và câu ngắn: con vịt, vịt bơi, bé đi chơi, ...
|
- Phát âm các âm khác nhau.
- Gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi.
- Trả lời và đặt câu hỏi: con gì? cái gì? làm gì?
|
MT24. Đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bài thơ quen thuộc
|
- Đọc theo, đọc tiếp cùng cô tiếng cuối của câu thơ.
|
MT25. Nói được câu đơn 2 - 3 tiếng: con đi chơi; bóng đá; mẹ đi làm; …
|
- Sử dụng câu đơn 2-3 tiếng: con đi chơi; bóng đá; mẹ đi làm; …
|
MT26. Chủ động nói nhu cầu, mong muốn của bản thân (cháu uống nước, cháu muốn …).
|
- Thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản.
- Thể hiện nhu cầu mong muốn của bản thân: cháu uống nước, cháu muốn …
- Quyền được tự do bày tỏ ý kiến (không trái với pháp luật)
|
MT27. Trẻ biết mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật sự vật trong tranh
|
- Mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh
|
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ
|
MT28. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân
|
- Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của mình trong gương khi được hỏi).
- Nhận biết tên gọi, hình ảnh bản thân.
|
MT29. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
|
- Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi của mình với người xung quanh.
- Cảm xúc của bản thân.
- Biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với những người gần gũi.
- Quan tâm đến các vật nuôi.
- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật.
- Phát triển cảm xúc cho trẻ
- Yêu quý, cây xanh, con vật.
- Vứt rác đúng quy định.
- Quyền được tự do bày tỏ ý kiến (không trái với pháp luật)
|
MT30. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản
|
- Tập thực hiện một số hành vi giao tiếp, như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”, “dạ”.
- Giao tiếp với cô và bạn.
- Bắt chước được một vài hành vi xã hội (bế búp bê, Cho búp bê ăn, nghe điện thoại…)
- Làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn.
- Chào tạm biệt khi được nhắc nhở.
- Thể hiện sự biết lỗi, biết ơn.
- Nhận quà/ lì xì ngày tết
|
MT31. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh
|
- Nghe hát, nghe nhạc dân ca các vùng miền, nghe âm thanh của các nhạc cụ.
- Nghe hát và vận động đơn giản theo các thể loại âm nhạc phù hợp với khả năng theo tiếp cận đa văn hoá.
- Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.
- Hát theo và tập vận động đơn giản theo nhạc.
- Tập cầm bút vẽ.
- Xem tranh.
|