27/09/2024 09:55        

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT, NĂM HỌC 2024-2025

UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG

 TRƯỜNG MẦM NON TÂN LẬP 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 77/KH- MNTL2

Tân Lập, ngày 05 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt, Năm học 2024 - 2025

 

 
 

 

  • Thực hiện Kế hoạch số 1420/KH-GDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang về việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Nha Trang;
  • Trường Mầm non Tân Lập 2 xây dựng Kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

  • Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu.
  • Tuyên truyền, phổ biến việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong đơn vị, góp phần thay đổi hành vi, thói quen và tính tự giác thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở đơn vị, cá nhân.
  • Khuyến khích, hỗ trợ các sáng kiến, mô hình về bảo vệ môi trường, tăng cường                                   khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn  sinh hoạt phải xử lý; tiết kiệm chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và              chôn lấp rác thải như hiện nay, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

1.Yêu cầu

  • Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong toàn trường, đảm bảo việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, viên chức,                  người lao động làm việc trong đơn vị đồng thời tham gia tuyên truyền, vận động gia                         đình, người thân, hộ gia đình, cá nhân nơi cư trú cùng thực hiện.

II.NỘI DUNG THỰC HIỆN

  1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
  1. Nội dung tuyên truyền
  • Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Tuyên truyền về các phương pháp, mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Tuyên truyền về các quy định của pháp luật liên quan đến chế tài, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hoạt động phân loại,                              lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
  1. Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền trên nhóm zalo của trường, lớp, trên website của trường;

- Tuyên truyền thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tổ chuyên môn...;

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ, kết hợp tuyên truyền nhân Ngày môi trường thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 22/9…

2.Phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

  • Thực hiện việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong đơn vị theo quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt ban hành kèm theo công văn số 9368/BTNMT-KSON ngày 02/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; một số nội dung cụ thể như sau:
  1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong đơn vị được phân loại theo nguyên tắc như sau:

  • Nhóm 1: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế, gồm: Giấy thải, nhựa thải,  vỏ hộp sữa đã qua sử dụng, kim loại thải, thủy tinh thải, vải, đồ da, đồ gỗ, cao su, thiết bị điện, điện tử thải bỏ.
  • Nhóm 2: Nhóm chất thải thực phẩm, gồm: Thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng; các loại rau, củ, quả, trái cây và các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn…; các sản phẩm bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm, thủy, hải sản.
  • Nhóm 3: Nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác, gồm: Chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh, chất thải khác còn lại.
  1. Lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại
  • Các loại chất thải rắn sinh hoạt: sau khi phân loại được chứa đựng trong các bao bì/thùng chứa với màu sắc khác nhau để dễ nhận dạng trong quá trình thu gom,  vận chuyển, cụ thể như sau:
  • Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Chứa đựng trong các vật đựng, túi, bao bì thông thường (Đựng trong thùng rác có dán nhãn “Chất thải rắn có khả năng tái chế”); lưu giữ trong khuôn viên của đơn vị,               đảm bảo không gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường, khi đầy sẽ chuyển giao cho đơn vị thu gom.
  • Chất thải thực phẩm: Chứa đựng trong các vật đựng, túi, bao bì thông thường (Đựng trong thùng rác dán nhãn “Chất thải thực phẩm”); đảm bảo kín, không rò rỉ, ngăn ngừa mùi phát tán; được lưu giữ trong khuôn viên của đơn vị cho đến khi chuyển giao cho cơ sở thu gom cuối mỗi buổi chiều.
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác: Chứa đựng trong các vật đựng, túi, bao bì thông thường (Đựng trong thùng rác có gắn nhãn “Chất thải sinh hoạt khác); lưu giữ trong khuôn viên nhà trường cho đến khi chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt mỗi buổi tối.
  • Chất thải nguy hại: Chứa đựng trong các vật đựng, túi, bao bì thông thường (sử dụng màu đen); lưu giữ bên trong khuôn viên của đơn vị đảm bảo an toàn, tránh phát tán chất thải nguy hại ra ngoài môi trường cho đến khi chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.
  • Chất thải rắn cồng kềnh: Lưu giữ trong khuôn viên của đơn vị đảm bảo không  gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; khuyến khích tự tháo rã để giảm kích thước  trước khi chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban giám hiệu

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cho CBGVNV, học sinh của nhà trường; tổng kết, báo cáo theo thời gian quy định;

- Lập dự trù kinh phí hằng năm về công tác phân loại, xử lý rác thải; trang bị đủ các thùng rác để phân loại rác ở cả 3 điểm trường.

- Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc phân loại rác thải sinh hoạt tại trường;

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ở nhà tự trang bị ít nhất 03 thùng để chứa rác tại gia đình và phân loại: 01 thùng chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; 01 thùng chứa chất thải tái chế, 01 thùng chứa chất thải không tái chế;

- Khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và có biện pháp xử lý với những tập thể, cá nhân cố tình vi phạm công tác phân loại, xử lý rác.

2. Giáo viên:

- Tổ trưởng triển khai kế hoạch thực hiện thông qua các buổi chào cờ; sinh hoạt tổ, thực hiện phân loại rác thải tại nguồn của tổ mình phụ trách;

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nguồn vào các bài học trên lớp;

- Thu gom, phân loại rác bỏ vào đúng thùng rác có gắn nhẵn tên tương ứng  theo từng khu vực.

+ Thùng rác đựng “Chất thải thực phẩm”: Khu vực phía sau bếp.

+ Thùng rác đựng “Chất thải sinh hoạt”, “Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng”: Khu vực nhà xe (Cả 3 điểm trưởng)

Riêng điểm 2 không có nhà bếp, CBGVNV bỏ rác vào thùng đựng “Chất thải thực phẩm” có nắp đậy kín, cuối mỗi buổi chiều Bảo vệ điểm 2 mang qua điểm 1 bỏ chung vào thùng rác “Chất thải thực phẩm” điểm 1 để cuối ngày bên thu gom qua lấy.

- Đề xuất khen thưởng các nhóm, lớp thực hiện tốt việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và phê bình các nhóm, lớp không thực hiện tốt.

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ở nhà tự trang bị ít nhất 03 thùng để chứa rác tại gia đình và phân loại: 01 thùng chứa rác hữu cơ dễ phân hủy; 01 thùng chứa chất thải tái chế, 01 thùng chứa chất thải không tái chế.

3. Nhân viên

- Nhân viên nấu ăn: Thực hiện phân loại rác theo quy định, chú ý rác thải phải được đậy kín (đặc biệt là chất thải thực phẩm), vệ sinh sạch sẽ thùng chứa đựng sau mỗi lần thu gom, vệ sinh xung quanh khu vực đặt thùng rác, không làm mất vệ sinh cảnh quan và không gây ô nhiễm môi trường.

- Nhân viên y tế: Thường xuyên kiểm tra việc thu gom rác tại đơn vị; tuyên truyền, hướng dẫn cho CBGVNV, người lao động, phụ huynh, học sinh và người dân cách phân loại rác thải tại nguồn đúng quy định.

- Nhân viên Bảo vệ: Đưa rác không tái chế được ra ngoài cổng để xe rác chở đi hàng ngày, vệ sinh thùng rác sạch sẽ sau khi Công ty Môi trường đô thị thu gom rác. Kịp thời xử lý rác phát sinh trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo môi trường luôn sạch sẽ.

Trên đây là Kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của Trường  Mầm non Tân Lập 2 năm học 2024 – 2025 và những năm tiếp theo. Đề nghị các tổ chuyên môn, giáo viên các nhóm, lớp và các bộ phân có liên quan nghiêm túc thực hiện./.

 

* Nơi nhận:
- PGDĐT(b/c);
- BGH (chỉ đạo);
- CBGVNV;
- Lưu: VT.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Đinh Thị Nhật Trinh

 

 
Thư viện bài hát-thơ, truyện
Video