UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TRƯỜNG MẦM NON TÂN LẬP 2
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
|
Số: 94/KH-MNTL2
|
Tân Lập, ngày 06 tháng 9 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác bán trú, năm học 2024 - 2025
Thực hiện công văn số 2319/GDĐT-MN ngày 07/11/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang về việc Hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức bán trú trong các cơ sở giáo dục mầm non từ năm học 2023 - 2024;
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 và tình hình thực tế;
Trường Mầm non Tân Lập 2 xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bán trú năm học 2024 - 2025 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Đội ngũ:
Tổng số CBGVNV được giao: 53 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 03, Nhân viên: 8 (gồm 01 kế toán, 01 y tế, 06 bảo vệ); Giáo viên: 33. Có 09 nhân viên nấu ăn hợp đồng từ nguồn thu dịch vụ bán trú.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- CBQL: 3/3 có trình độ ĐHSPMN (100%); 2/3 có trình độ Cử nhân QLGD (66,67%); 3/3 có trình độ Trung cấp LLCT (100%);
- 100% giáo viên trong biên chế có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, cụ thể: ĐHSPMN: 21/33 (63,7%), CĐSPMN: 11/33 (33,3 %), TCSPMN: 01/33 (3.0%)
- 09 nhân viên nấu ăn, trong đó: Có chứng chỉ nghề nấu ăn: 07/09 (77,8%), không có chứng chỉ nghề nấu ăn 02/09 (22,2%).
- 01 nhân viên y tế có trình độ Y sĩ đa khoa; 01 nhân viên kế toán có trình độ Đại học Tài chính - Kế toán.
2. Quy mô nhóm, lớp và số cháu
- Tổng số nhóm, lớp: 16, trong đó:
+ 04 nhóm Nhà trẻ: 02 nhóm 19-24 tháng và 02 nhóm 25-36 tháng;
+ 12 lớp Mẫu giáo: 04 lớp MG 3 - 4 tuổi, 04 lớp MG 4 - 5 tuổi, 04 lớp MG 5 - 6 tuổi);
- Có 04 tổ Chuyên môn: 01 Tổ giáo viên Nhà trẻ, 01 Tổ Giáo viên mẫu giáo 3-4 tuổi, 01 Tổ giáo viên 4-5 tuổi và 01 Tổ giáo viên 5-6 tuổi); 01 tổ văn phòng và 01 Bộ phận nấu ăn.
- Tổng số trẻ hiện có: 355/400 trẻ được giao đạt 89%, trong đó: Trẻ Nhà trẻ: 51/70 trẻ (đạt 72.86%); trẻ Mẫu giáo: 304/330 trẻ (đạt 92%). 100% trẻ bán trú tại trường.
3. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo UBND thành phố Nha Trang và phòng GDĐT Nha Trang; sự quan tâm của Đảng ủy, UBND, HĐND phường Tân Lập;
- Ban giám hiệu có sự thống nhất về quản lý chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường, tạo mọi điều kiện để các tổ chức đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra;
- Tập thể CBGVNV nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ; địa điểm của trường nằm tại trung tâm thành phố thuận tiện cho việc đưa, đón trẻ.
- Phụ huynh học sinh quan tâm, phối hợp với nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
4. Khó khăn
- Tỷ lệ sinh trẻ trong thời gian dịch thấp nên việc huy động trẻ đến trường gặp khó khăn nhất định;
- Nhân viên nấu ăn không thuộc biên chế giao, mà chi trả lương từ nguồn dịch vụ bán trú nên mức thu nhập lệ thuộc vào số trẻ đến trường theo từng tháng.
- Nhà trường có 03 điểm, tổ chức 02 bếp ăn nên khó khăn trong thực hiện nấu ăn và vận chuyển thức ăn cho trẻ hàng ngày.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BÁN TRÚ
1. Công tác quản lý, chỉ đạo
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tài liệu Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn (theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT).
- Chủ động xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng kiến thức dinh dưỡng, an toàn thực phẩm (ATTP) cho đội ngũ cán bộ quản lí, nhân viên phục vụ bán trú.
- Thực hiện 02 bếp ăn do nhà trường trực tiếp quản lý, điều hành:
+ Bếp chính: đặt tại 59 Tô Hiến Thành, phục vụ cho 08 nhóm lớp tại Điểm chính;
+ Bếp Điểm số 01: đặt tại 130 Hồng Bàng, phục vụ cho 05 nhóm, lớp tại Điểm số 01 và 03 Lớp mẫu giáo tại Điểm số 02 (73 Nguyễn Thị Minh Khai);
- Nhà trường không đặt suất ăn cho trẻ từ đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài.
2. Thực hiện các quy định sau
a) Cam kết tổ chức hoạt động
- Rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hiện Cam kết đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và ATTP (theo Phụ lục 1) gửi về Phòng GDĐT trước ngày 05/9.
b) Đảm bảo các quy định về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường và vệ sinh ATTP:
- Tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện về ATTP, tổ chức khu vực bếp ăn, giờ ăn cho trẻ, các điều kiện phòng chống dịch bệnh và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em, gồm:
+ Công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch, quy định;
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm: Gồm các khu vực: Tổ chức bữa ăn, nhà bếp, kho bảo quản thực phẩm, người làm việc tại khu vực tổ chức ăn, căng tin, nhà bếp;
+ Bảo đảm các điều kiện về chăm sóc sức khỏe cho học sinh: Nhân viên y tế, Phòng y tế;
+ Bảo đảm chất lượng bữa ăn học đường:
+ Tổ chức giờ ăn
+ Hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng;
+ Chế độ báo cáo và đánh giá.
(Xem chi tiết tại Phụ lục 2)
- Thực hiện quy chuẩn bếp một chiều từ: nguyên liệu đầu vào, sơ chế, nấu nướng, chia đồ, phục vụ đến dọn vệ sinh để đảm bảo lưu thông một chiều của tất cả thực phẩm, tránh sự chồng chéo, va chạm giữa thực phẩm sống và chín;
- Thực hiện tốt “10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm”;
- Sử dụng phần mềm Viettec để xây dựng khẩu phần ăn, thiết lập dưỡng chất, thực đơn hợp lý cho bữa ăn, đảm bảo đủ và cân bằng dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu năng lượng và kinh phí tổ chức bữa ăn của trẻ;
- Ký kết hợp đồng mua sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật với các cơ sở, cá nhân cung ứng thực phẩm bảo đảm ATTP, có đầy đủ phiếu kiểm dịch hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
- Thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Ngoài ra, trong quá trình tổ chức, các bộ phận nghiên cứu các văn bản sau để thực hiện tốt công tác bán trú: Luật số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 được Quốc hội khóa XII thông qua về Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về ATTP; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Quyết định số 2195/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học.
c) Đối với các khoản thu, chi phục vụ công tác bán trú:
- Thực hiện theo Hướng dẫn số 2454/HD-SGDĐT ngày 12/10/2022 của Sở GDĐT về việc Thực hiện Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 23/9/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu, chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí của cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm học 2022-2023;
- Các khoản thu, chi phục vụ công tác bán trú được thông qua cuộc họp của Cha mẹ trẻ em, nhà trường thực hiện việc thu, chi theo đúng các quy định tài chính hiện hành, có chứng từ đầy đủ, hợp lệ, rõ ràng. Thực hiện công khai tài chính, thực đơn hàng ngày và niêm yết công khai ở cả 03 điểm trường tại nơi dễ thấy để cha mẹ trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên được biết;
- Tiền ăn của trẻ chi hết trong ngày, nếu dư thì không quá 10.000đ/ngày. Không được dùng tiền ăn của trẻ vào mục đích khác và nghiêm cấm việc bớt xén, xâm phạm khẩu phần ăn của trẻ.
d) Hồ sơ sổ sách thực hiện công tác bán trú
Thực hiện theo công văn số 2319/GDĐT-MN ngày 07/11/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang và tình hình thực tế, nhà trường thực hiện các loại hồ sơ sau:
1. Quyết định thành lập Ban quản lý bán trú và phân công nhiệm vụ các thành viên; Bảng phân công nhiệm vụ nhân viên nấu ăn, bảo mẫu;
2. Kế hoạch/Báo cáo/thực hiện công tác bán trú năm/tháng/tuần;
3. Biên bản sinh hoạt về công tác bán trú của trường;
4. Bảng cam kết đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và an toàn thực phẩm;
5. Bảng đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường học;
6. Thực hiện trên phần mềm quản trị nhà trường: Sổ tổng hợp báo ăn (có sổ giao ban và báo trực tiếp trên phần mềm Viettec; thực đơn, tính khẩu phần ăn và thiết lập dưỡng chất hằng ngày)
7. Sổ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn;
8. Sổ giao nhận thực phẩm (ký giao và nhận trực tiếp trên hóa đơn/phiếu giao hàng) (trong bộ chứng từ thanh toán);
9. Sổ theo dõi thu và thanh toán;
10. Bộ chứng từ quyết toán;
11. Hợp đồng mua bán thực phẩm;
12. Hồ sơ sức khỏe nhân viên nấu ăn, bảo mẫu;
13. Giấy chứng nhận xét nghiệm nguồn nước;
14. Các loại hồ sơ khác liên quan đến công tác bán trú: Tuyên truyền, xác nhận kiến thức ATVSTP...).
15. Các văn bản chỉ đạo về công tác bán trú.
e) Công tác quản lý trẻ
- Nhà trường tổ chức bán trú thực hiện chế độ ăn, ngủ, vệ sinh, giờ giấc, chế độ sinh hoạt phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của trẻ;
- Tăng cường công tác quản lý phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm của giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý trẻ trong giờ ăn và ngủ trưa tại trường. Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tăng cường thể lực theo hướng dẫn trong Phụ lục II, Phụ lục III của Quyết định số 2195/QĐ-BGDĐT;
- Không để trẻ chơi những trò chơi nguy hiểm, không mang vật dụng gây mất an toàn vào phòng học, phòng ăn (quản lý chặt chẽ nhất là trước và sau giờ ăn trưa, ăn xế). Nghiêm cấm giáo viên, nhân viên có lời nói, thái độ, hành vi dọa nạt, xúc phạm đến tinh thần, thân thể trẻ;
- Tăng cường công tác quản lý trẻ, kiểm soát và không cho trẻ chạy ra ngoài cổng trường để phòng, tránh các tình huống không may có thể xảy ra như tai nạn giao thông, bắt cóc… và các yếu tố nguy hiểm khác.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức tự kiểm tra, giám sát (thường xuyên, đột xuất) để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những biểu hiện sai phạm trong công tác bán trú. Hiệu trưởng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên đối với những vi phạm xảy ra tại đơn vị mình phụ trách.
- Thực hiện Cam kết đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và an toàn thực phẩm (Phụ lục 1 đính kèm);
- Tự đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường học (Phụ lục 2 đính kèm). Nếu kết quả đánh giá “Không đạt” thì cơ sở giáo dục không được tổ chức bán trú. Nếu cơ sở giáo dục không đạt 100% các tiêu chí, cần có giải pháp khắc phục, lộ trình thực hiện trong năm học và đánh giá lại ít nhất 01 lần nữa vào cuối Học kì 1 với những tiêu chí chưa đạt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Kế hoạch được phổ biến đến 100% CBGVNV để cùng phối hợp thực hiện;
- Tăng cường công tác kiểm tra (đột xuất), giám sát các bộ phận (Kiểm tra chặt chẽ việc chia ăn, khẩu phần ăn của trẻ, thức ăn thừa, thiếu sau mỗi bữa ăn; Kiểm tra việc vệ sinh cho trẻ trước, trong và sau khi ăn;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ nhân viên và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn từng nhân viên; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ theo lịch đã phân công;
- Nâng cao vai trò của nhân viên y tế trường học trong việc thực hiện các hoạt động bán trú;
- Thực hiện đầy đủ công tác báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu các cấp quản lý;
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện công tác tổ chức bán trú năm học 2024 - 2025 của Trường Mầm non Tân Lập 2 (Kèm theo Kế hoạch trọng tâm tháng)./.
Nơi nhận:
- Toàn trường;
- Hồ sơ bán trú;
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Đinh Thị Nhật Trinh
|
KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM THÁNG
(Kèm theo kế hoạch số 94 /KH-MNTL2 ngày 06 tháng 9 năm 2024
của Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Lập 2)
Tháng
|
Nội dung công việc
|
9/2024
|
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch công tác bán trú; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; mở đầy đủ hồ sơ bán trú theo kế hoạch;
- Ký kết hợp đồng thực phẩm; đánh giá bữa ăn học đường;
- Trang bị các đồ dùng bán trú, đồ dùng vệ sinh, trang phục phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; đèn chiếu sáng sự cố các khu vực điểm 1, điểm 2;
- Vệ sinh môi trường: phun thuốc diệt côn trùng phòng chống dịch bệnh; vệ sinh các khu vực; xây dựng lịch vệ sinh các bộ phận, lịch giặt tải lau chân các nhóm, lớp;
- Tập huấn và xác nhận kiến thức ATVSTP cho CBGVNV; Phối hợp với cơ sở y tế khám sức khỏe cho CBGVNV;
- Cam kết đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và an toàn thực phẩm gửi Phòng GDĐT Nha Trang; xét nghiệm nguồn nước;
- Hướng dẫn công tác tiếp phẩm, chế biến, vận chuyển thức ăn tại 02 bếp;
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày;
- Thực hiện công tác kiểm tra việc chế biến món ăn, chia thức ăn, tổ chức bữa ăn cho trẻ, vệ sinh tại bếp và các nhóm, lớp;
- Đánh giá công tác tổ chức bữa ăn tại trường (đầu năm)
|
10/2024
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày.
- Hướng dẫn các lớp mẫu giáo lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua hoạt động “Bé tập làm nội trợ”
- Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng bữa ăn, tổ chức các hoạt động vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh tại bếp và các nhóm, lớp; tổ chức hoạt động ngủ của trẻ tại trường;
- Tập huấn Phương án phòng ngộ độc cho trẻ;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tài liệu Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn (theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT).
- Trang bị kệ để thực phẩm trong kho, dụng cụ chứa đựng thức ăn, vật rẻ mau hỏng; sửa chữa đồ dùng, dụng cụ hư hỏng.
- Bồi dưỡng và đánh giá việc chế biến món ăn mới trong tháng.
|
11/2024
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày.
- Thực hiện công tác kiểm tra: các điều kiện an toàn cho trẻ tại các nhóm, lớp; vệ sinh cá nhân trẻ, tổ chức bữa ăn, việc lưu và hủy mẫu thức ăn của nhân viên y tế; kiểm thực 03 bước.
|
12/2024
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày.
- Chuẩn bị các phần quà (bánh kẹo) cho trẻ khi tham gia các hoạt động “Em yêu chú bộ đội”, “Bé vui cùng Ông Già Noel” (quà tặng); “Bé thêm tuổi mới” “tiệc buffet”;
- Hướng dẫn, kiểm tra các lớp mẫu giáo lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua hoạt động “Bé tập làm nội trợ”
- Thực hiện công tác kiểm tra: an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến; thực hiện nấu và sử dụng nước muối súc miệng tại bếp và các nhóm, lớp;
- Hướng dẫn, đánh giá việc chế biến món ăn mới trong tháng;
- Tập huấn những nội dung về an toàn về sinh thực phẩm;
- Sửa chữa, bổ sung đồ dùng bán trú.
|
01/2025
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày;
- Thực hiện công tác kiểm tra: sổ sách công tác bán trú, chất lượng bữa ăn của trẻ;
- Đánh giá công tác tổ chức bữa ăn tại trường (Học kỳ I);
- Báo cáo công tác bán trú Học kỳ I;
- Bổ sung các đồ dùng phục vụ công tác bán trú.
|
02/2025
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày;
- Hướng dẫn, kiểm tra các lớp mẫu giáo lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua hoạt động “Bé tập làm nội trợ”
- Tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
|
3/2025
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày.
- Kiểm tra việc vệ sinh đồ dùng chế biến món ăn, các tủ đựng thực phẩm, vệ sinh tủ lạnh lưu mẫu, vệ sinh nền nhà bếp, lưu mẫu thực phẩm.
- Thực hiện công tác kiểm tra: an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, xử lý rác thải; định lượng pha sữa cho trẻ sử dụng; việc tính dưỡng chất trên phần mềm quản trị trường học;
- Dự giờ việc chế biến món ăn mới trong tháng;
- Trang bị và sửa chữa đồ dùng, dụng cụ hư hỏng;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tài liệu Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn (theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT).
|
4/2025
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày.
- Dự giờ, đánh giá chế biến món ăn mới trong tháng;
- Tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên nấu ăn;
- Thực hiện công tác kiểm tra: chế biến món ăn, chia thức ăn và vận chuyển thức ăn đến các nhóm, lớp;
- Hướng dẫn, kiểm tra các lớp mẫu giáo lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua hoạt động “Bé tập làm nội trợ”.
|
5/2025
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày.
- Thực hiện công tác kiểm tra: an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, xử lý rác thải, việc tính dưỡng chất trên phần mềm quản trị trường học;
- Đánh giá công tác tổ chức bữa ăn tại trường cuối năm;
- Báo cáo công tác bán trú cuối năm.
|
6,7,8
/2025
|
- Xây dựng thực đơn, tính định lượng dưỡng chất cho trẻ hàng ngày, tổng hợp dinh dưỡng tuần, tháng; công khai hàng ngày.
- Thực hiện công tác kiểm tra: vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng móm ăn, việc cho trẻ uống đủ nước, tổ chức hoạt động ngủ và tổ chức bữa ăn cho trẻ;
- Cải tạo, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, vật rẻ mau hỏng chuẩn bị cho năm học mới.
|